Wedge là một mô hình rất dễ nhận diện khi nhà đầu tư tiến hành phân tích kỹ thuật, mô hình này giúp nhà đầu tư đưa ra chiến lược đầu tư ngắn hạn hiệu quả.
Trên thực tế, các giao dịch được thực hiện khi nhà đầu tư nhận thấy tín hiệu thị trường thông qua việc phân tích kỹ thuật. Công việc chính trong phân tích kỹ thuật đó chính là xác định mô hình kỹ thuật.
Theo đó, mô hình wedge là một mô hình được ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy làm sao để giao dịch hiệu quả với mô hình này? Bài viết này sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin thiết yếu về mô hình wedge.
Tổng quát mô hình wedge
Nội dung chính
Wedge là gì?
Wedge hay còn gọi là mô hình cái nêm, mô hình này bao gồm 2 đường kháng cự và đường hỗ trợ hợp lại tạo một hình dáng tương tự như một cái nêm ở phía bên phải của đồ thị. Nhà đầu tư có thể tìm gặp mô hình này trên trong một xu hướng tăng hoặc giảm rõ rệt.
Một khi mô hình cái nêm xuất hiện, nó là một tín hiệu thể hiện giai đoạn quyết định giá tiếp theo của thị trường. Có thể là xác định được xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường trong thời gian tới thông qua mô hình này.
Mô hình này hoạt động dựa trên cấu trúc nén nên nguyên nhân hiện diện của mô hình nêm chính là quá trình tích luỹ của nhiều nhà đầu tư trong thời gian dài.
So sánh với mô hình chữ nhật thì mô hình nêm hoàn toàn không ổn định khi giá được chạy lên xuống tạo thành những đáy và đỉnh mới liên tục.
Đặc điểm nhận diện mô hình wedge
Một xu hướng co cụm lại với nhau theo hình cái nêm hoặc đỉnh của tam giác sẽ được tạo thành từ đường hỗ trợ và đường kháng cự giá.
Vì vậy, có thể dễ dàng nhận diện mô hình wedge thông qua hai đường xu hướng. Thêm vào đó, sự hợp thành của hai loại đường này sẽ tạo thành đoạn dốc lên phía trên hoặc đoạn dốc xuống phía dưới.
Độ dốc chính là điểm khác biệt lớn nhất để phân biệt mô hình wedge với những mô hình khác. Độ dốc của mô hình cái nêm sẽ khá lớn, nhà đầu tư có thể dựa vào điều này để đánh giá sự tiếp diễn của xu hướng hiện tại hoặc một sự bứt phá tạo nên xu hướng đối lập.
Mô hình wedge có những loại nào?
Theo như các chuyên gia phân tích thì mô hình wedge sẽ có 3 loại cơ bản: mô hình nêm tăng, mô hình nêm giảm và mô hình nêm mở rộng. Tương tự như tên gọi, mỗi mô hình sẽ có những đặc tính và truyền tải tín hiệu thị trường không giống nhau.
Mô hình nêm giảm
Mô hình nêm giảm đường tạo thành từ đường kháng cự và hỗ trợ dốc xuống phía dưới, thể hiện tình hình giá đang lao dốc của cả xu hướng tăng hay xu hướng giảm.
Căn cứ vào xu hướng chung mà nhà đầu tư có thể nhận diện tín hiệu thị trường không giống nhau khi xem xét mô hình này.
Tín hiệu truyền tải của mô hình nêm giảm
- Trong xu hướng thị trường tăng giá, mô hình nêm giảm sẽ mang đến tín hiệu về xu hướng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tại thời điểm mô hình này xuất hiện chính là giai đoạn tích luỹ và ngơi nghỉ của bên mua trước việc tiếp tục thực hiện hành động mua một số lượng lớn.
- Trong xu hướng thị trường giảm giá, mô hình nêm giảm sẽ mang đến tín hiệu về sự bứt phá tạo nên một xu hướng tăng mới. Việc bên bán ngừng hành động bán tháo và bên mua tiếp tục thu mua một số lượng lớn sẽ được tái hiện trên mô hình này. Thời điểm giá chính thức bùng nổ khi bên mua thực hiện hành động thu mua một số lượng đủ lớn để phá vỡ đỉnh.
Đối với mô hình nêm giảm thì dù xu hướng hiện tại là tăng hay giảm thì ngưỡng kháng cự đều sẽ bị phá vỡ tạo nên xu hướng tăng. Vì vậy, nhà đầu tư nên vào lệnh mua ở thời điểm mô hình này hiện diện.
Mô hình nêm tăng
Mô hình nêm tăng thể hiện cặp đường kháng cự và hỗ trợ đang hướng lên phía trên, thể hiện tình hình giá đang không ngừng gia tăng trong một xu hướng tăng hoặc giảm. Khi vẽ cặp đường này nhà đầu tư phải xác định được mức giá chạm đỉnh và đáy ít nhất 2 lần.
Tín hiệu truyền tải của mô hình nêm tăng
- Trong xu hướng thị trường tăng giá, mô hình nêm tăng sẽ mang đến tín hiệu về xu hướng đảo chiều từ tăng thành giảm. Nhà đầu tư đang giảm dần việc mua và tăng cường bán tháo. Cuối cùng, thị trường dần được bên bán ngự trị làm giá bị kéo xuống.
- Trong xu hướng thị trường giảm giá, mô hình nêm tăng sẽ mang đến tín hiệu về xu hướng tiếp tục giảm giá mạnh mẽ. Bên bán sẽ không có hành động gì tiếp theo nên giá sẽ nằm ở mức tích luỹ. Sau khi tích lũy đủ bên bán sẽ tiếp tục bán tháp kéo giá rớt xuống mạnh mẽ.
Sự xuất hiện của mô hình nêm tăng sẽ khiến xu hướng giảm bao trùm thị trường vì vậy để thu được lợi nhuận nhà đầu tư cần đặt một lên bán.
Mô hình nêm mở rộng
Mô hình nêm mở rộng thường không phổ biến trong mô hình nêm. Nhà đầu tư có thể tượng tượng đến một cái loa có hướng mở rộng từ trái qua đến phải khi nhìn mô hình nêm mở rộng. Theo đó các đỉnh tạo thành đường kháng cự sẽ hướng lên và các đáy tạo thành đường hỗ trợ sẽ hướng xuống trong hai xu hướng.
Tín hiệu truyền tải của mô hình nêm mở rộng
- Mô hình mở rộng về phía trên: Hai đường hỗ trợ và kháng cự cùng hướng lên trên với các đỉnh và đáy trước thấp hơn đỉnh và đáy sau. Độ dốc của đỉnh sẽ cao hơn đáy thể hiện sức mua yếu dần. Dù xuất hiện trong xu hướng nào thì mô hình vẫn sẽ làm giá giảm nên nhà đầu tư hãy đặt mộ lên bán.
- Mô hình mở rộng về phía dưới: Hai đường hỗ trợ và kháng cự cùng hướng về phía dưới với các đỉnh và đáy trước cao hơn đỉnh và đáy sau. Độ dốc của các đáy sẽ cao hơn đỉnh đáy thể hiện lượng bán yếu thế nên giá sẽ tăng lên.
Wedge đẹp là một mô hình như thế nào?
Đường xu hướng mạnh mẽ sẽ thể hiện thông qua việc giá chạm đỉnh và đáy rất nhiều lần nhưng không làm phá vỡ xu hướng chung. Vì vậy, nếu có một sự bứt phá theo xu hướng đối lập thì giá sẽ chuyển biến cực mạnh mẽ theo chiều hướng một nhất định tạo nên một mô hình Wedge mãn nhãn, đẹp.
Dù xu hướng chung đang tăng hoặc đang giảm, nhà đầu tư chỉ cần xem xét đường kháng cự và đường hỗ trợ sẽ nhận diện tín hiệu thị trường rõ nét hơn. Hai nguyên tắc mà tuyệt đối nhà đầu tư không được lãng quên trong quá trình phân tích kỹ thuật là:
- Trong mô hình nêm tăng: các đỉnh trước sẽ thấp hơn đỉnh sau và đáy mới sẽ thấp hơn đáy cũ, độ dốc hướng về phía trên.
- Trong mô hình nêm giảm: các đỉnh trước sẽ cao hơn đỉnh sau và đáy mới sẽ cao hơn đáy cũ, độ dốc hướng về phía dưới.
Một điểm cần lưu ý khi xác định mô hình Wedge là khung thời gian. Dựa theo đó, khung thời gian tối thiểu sẽ là 3 tuần và không nên xem xét trên khung thời gian tháng cụ thể là từ 4 đến 5 tháng.
Vì vậy, sự xuất hiện càng nhiều của đỉnh và đáy chính là yếu tố tạo nên mô hình wedge đẹp. Bên cạnh đó, độ dốc của chung phải cùng hướng lên phía trên hoặc hướng xuống phía dưới để tạo nên một cái nêm.
Vận dụng mô hình wedge trong giao dịch Forex
Để vận dụng mô hình wedge trong giao dịch Forex nhà đầu tư cần nắm rõ các nguyên tắc chung là chờ sự phá vỡ và điểm dò giá rồi mở lệnh. Với mô hình nêm tăng sẽ mở lệnh bán khi giá phá vỡ khỏi ngưỡng hỗ trợ và lao dốc. Với mô hình nêm giảm sẽ mỏ lên mua khi giá phá vỡ khỏi ngưỡng kháng cự và bay thẳng lên trên.
Đối với mô hình nêm tăng
Trường hợp 1: Mở lệnh bán khi mô hình nêm tăng xuất hiện sau một đợt Uptrend và giá Break Out tiếp tục đi xuống.
- Điểm mở lệnh: Một lệnh bán nên được mở ra ngay khi ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ.
- Điểm cắt lỗ: Các đỉnh trên đường kháng cự cao nhất chính điểm nhà đầu tư có thể cắt lỗ.
- Điểm chốt lời: Khi đã mở lệnh, độ rộng lớn nhất của mô hình nêm tăng sẽ bằng với khoảng điểm giá rớt xuống thấp nhất và đây chính là điểm chốt lời.
Trường hợp 2: Mô hình nêm tăng xuất hiện trong một mùa Downtrend là tín hiệu của một đáy mới sắp được tạo thành. Vì vậy, một lệnh bán khi giá bị phá khỏi ngưỡng hỗ trợ là cần thiết với các điểm chốt lời và hỗ trợ giống với trường hợp đầu tiên.
Đối với mô hình nêm giảm
Trường hợp 1: Trong thời kỳ Uptrend một mô hình giảm xuất hiện chính là giai đoạn mọi nhà đầu tư đều tích luỹ đợi chờ một đợt phá đỉnh mới.
- Điểm mở lệnh: Đặt một lệnh mua khi ngưỡng kháng cự bị phá vỡ.
- Điểm cắt lỗ: Đáy thấp nhất trên đường hỗ trợ trong mô hình nêm giảm chính là điểm nhà đầu tư nên cắt lỗ.
- Điểm chốt lời: Khi lệnh mua được mở, khoảng cách lớn nhất của mô hình là điểm chốt lời.
Trường hợp 2: Mô hình nêm giảm trong mùa Downtrend là một tín hiệu cho thấy giá sẽ đảo chiều từ giảm thành tăng. Nhà đầu tư hãy mở lệnh mua khi giá kháng cự bị phá vỡ với đặt điểm cắt lỗ và chốt lời như trường hợp 1.
Đối với mô hình nêm mở rộng
Trong mô hình nêm mở rộng, rất khó để nhà đầu tư tính toán được đường đi của giá cũng như không có dấu hiệu rõ rệt. Bất kỳ lúc nào thị trường cũng có thể đảo chiều vì vậy nhà đầu tư hãy “ngồi yên” và quan sát thêm nhiều mô hình kết hợp. Tuy nhiên, trong đầu tư Forex thì mô hình này sẽ xuất hiện ở đỉnh trong mùa Uptrend.
Bài viết này đã cung cấp những kiến thức cần thiết để nhà đầu tư sẵn sàng đối mặt với mô hình wedge. Hy vọng với những thông tin này, nhà đầu tư đã “xử lý” gọn nhẹ mô hình cái nêm tạo nên những lợi nhuận cao trong đầu tư Forex.