Tìm hiểu Trend Channel là gì và cách giao dịch hiệu quả với nó. Đây là một trong những công cụ kỹ thuật quan trọng dùng để phân tích xu hướng thị trường.
Trend Channel là công cụ kỹ thuật quen thuộc đối với các nhà đầu tư thị trường tài chính. Bởi nó sẽ giúp các trader tìm ra sự biến động thị trường. Từ đó phán đoán được xu hướng chuyển động của giá, đưa ra phương án đầu tư hợp lý.
Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về công cụ này cũng như cách giao dịch hiệu quả với nó.
Trend Channel là gì?
Nội dung chính
Trend Channel hay còn gọi là kênh xu hướng, đây là công cụ hữu hiệu dùng để phân tích thị trường trong Forex. Nó có chức năng hỗ trợ nhận diện xu hướng biến động của giá. Thông qua đó các nhà đầu tư sẽ tìm ra cơ hội mua, bán, chốt lời hiệu quả.
Kênh xu hướng có cấu tạo gồm hai đường thẳng song song. Tất cả các mức giá sẽ nằm bên trong hai đường thẳng này. Trong đó có một đường là đường xu hướng chính, nó có thể tăng, giảm, hoặc đi ngang.
Đường còn lại sẽ song song với đường trendline. Và hầu hết các mức giá đều sẽ nằm giữa bên trong hai đường xu hướng này. Đường xu hướng phía trên sẽ đóng vai trò là đường kháng cự. Đường xu hướng phía dưới có vai trò là đường hỗ trợ.
Có mấy loại kênh xu hướng?
Kênh xu hướng được hình thành từ hai đường trendline. Do đó, nếu biết cách phân loại trendline sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc phân loại kênh xu hướng.
Hiện nay có ba loại Trend Channel là kênh xu hướng tăng, kênh xu hướng giảm và kênh xu hướng đi ngang. Quá trình hình thành và tính chất của mỗi loại đều khác nhau. Do đó hiểu rõ được mỗi loại kênh xu hướng sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra phán đoán chính xác.
Kênh xu hướng tăng
Kênh xu hướng tăng sẽ xuất hiện khi hai đường xu hướng đều dốc lên trên. Trong đó, đường phía dưới là đường trendline chính của xu hướng tăng. Đường song song với đường trendline là đường phía trên, nó sẽ đi qua đỉnh đầu tiên của xu hướng.
Hầu như các mức giá đều nằm bên trong hai đường thẳng, trừ một số trường hợp đặc biệt. Kênh giá này sẽ bị phá vỡ khi giá có sự biến động mạnh, đảo chiều giá. Hoặc khi giá bứt ra khỏi một trong hai đường trendline.
Lúc này nó sẽ hình thành một kênh xu hướng tăng mới hoặc tạo ra kênh xu hướng đi ngang.
Kênh xu hướng giảm
Ngược với kênh xu hướng tăng, kênh xu hướng giảm xuất hiện khi hai đường Trend Channel cùng dốc xuống dưới. Lúc này đường phía trên được xác định trước, và nó là đường trendline. Đường phía dưới chính là đường được vẽ song song với đường trên, sẽ đi qua đáy của xu hướng.
Với kênh xu hướng giảm, mức giá cũng nằm gọn phía bên trong hai đường xu hướng. Khi giá đảo chiều, bức ra khỏi một trong hai đường xu hướng thì kênh giá này sẽ bị phá vỡ. Quá trình này sẽ hình thành nên xu hướng đi ngang, hoặc là khởi đầu của một xu hướng giảm giá mới.
Kênh xu hướng đi ngang
Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng thị trường sẽ đi theo khuynh hướng lên hoặc xuống Tuy nhiên thực chất thị trường sẽ biến động theo hướng tăng, giảm và đi ngang.
Vậy khi nào xuất hiện xu hướng đi ngang? Khi giá có sự biến động nhưng không rõ ràng. Giá di chuyển giữa các đỉnh, các đáy gần như bằng nhau, không có sự bứt phá mạnh mẽ. Lúc này thị trường đang phản ánh áp lực cung cầu đang ngang bằng nhau. Hay nói cách khác thị trường đang đứng im, không rõ xu hướng.
Giai đoạn này việc giao dịch thường không mang lại hiệu quả như mong đợi. Do đó khi giá có xu hướng đi ngang, các nhà đầu tư thường chọn cách đứng ngoài thị trường. Đây được xem là một trong những giải pháp an toàn nhất cho các trader để tránh sự biến động bất ngờ dẫn đến thua lỗ.
Cách vẽ kênh giá đi ngang sẽ tương tự như khi vẽ đường xu hướng đi ngang. Cách vẽ như sau:
- Nối các đỉnh với nhau để tạo thành đường trendline phía trên.
- Nối các đáy với nhau để tạo thành đường trendline phía dưới.
Lưu ý: Hai đường trendline này cần phải song song với nhau
Kênh xu hướng đi ngang sẽ bị phá vỡ khi giá lao ra khỏi một trong hai đường trendline. Lúc này nó có thể hình thành xu hướng tăng, giảm hoặc xu hướng đi ngang với mức giá mới.
Lưu ý khi vẽ Trend Channel
Chỉ khi vẽ kênh xu hướng chính xác các nhà đầu tư mới có thể xác định đúng xu hướng giá. Vẽ sai sẽ dẫn đến phán đoán nhầm lẫn, không nhìn ra được biến động giá trên thị trường. Từ đó có thể mất cơ hội đầu tư, chốt lời hiệu quả.
Do đó trước khi vẽ, các trader cần nắm rõ tính chất từng kênh xu hướng. Đồng thời phải lưu ý:
- Khi vẽ kênh xu hướng phải vẽ đường trendline chính của xu hướng trước. Có nghĩa là, khi vẽ kênh xu hướng tăng phải vẽ đường phía dưới trước. Khi vẽ kênh xu hướng giảm phải vẽ đường phía trên trước. Đường còn lại sẽ được vẽ bằng cách tạo đường song song với đường trendline. Nó sẽ đi qua đỉnh hoặc đáy xu hướng. Đường xu hướng chính cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc xác định đường trendline.
- Phải vẽ Trend Channel theo đúng biến động giá, không ép giá vào kênh giá mà bạn muốn. Nếu vẽ sai lệch sẽ làm ảnh hưởng đến tính chất đường xu hướng. Các nhà đầu tư sẽ phán đoán sai về thị trường, từ đó dẫn đến giao dịch thua lỗ.
- Không phải lúc nào các mức giá cũng sẽ nằm hết bên trong kênh xu hướng. Sẽ có một số mức giá nằm lọt bên ngoài kênh. Tuy nhiên các mức giá này không làm phá vỡ kênh giá, nó được gọi là phá vỡ giá.
Làm sao để giao dịch hiệu quả với Trend Channel?
Hai đường trendline của kênh xu hướng giữ vai trò là các mức cản, không cho giá vượt ra ngoài. Trong đó, đường xu hướng phía trên tạo thành mức kháng cự. Đường xu hướng dưới tạo thành mức hỗ trợ. Do đó giao dịch với kênh xu hướng cũng chính là giao dịch với hai ngưỡng mức này.
Để giao dịch hiệu quả với kênh xu hướng, có hai cách. Đó là giao dịch thuận xu hướng và giao dịch phá vỡ. Các nhà đầu tư cũng cần theo dõi sự thay đổi của thị trường. Bởi mỗi cách giao dịch cũng đều có mặc hạn chế riêng của nó.
Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai phương pháp giao dịch này.
Giao dịch thuận xu hướng
Giao dịch thuận xu hướng là nhà đầu tư sẽ giao dịch tuân theo xu hướng thị trường. Nghĩa là:
- Trong Trend Channel tăng, chỉ đặt lệnh bán khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ. Trader không nên đặt lệnh mua khi giá chạm ngưỡng kháng cự
- Ngược lại, trong xu hướng giảm, chỉ đặt lệnh mua khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ. Và khi giá chạm ngưỡng kháng cự, các trader không nên đặt lệnh mua vào thời điểm này
Trader nên hạn chế giao dịch ngược chiều xu hướng. Bởi các đợt xu hướng ngược chiều chỉ mang tính chất tạm thời trước khi nó đi vào xu hướng chính. Do đó khi đầu tư vào thời điểm này trader có thể gặp rủi ro, thua lỗ.
Cách giao dịch thuận xu hướng được thực hiện như sau:
- Với kênh xu hướng tăng: Khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ từ lần thứ ba trở đi thì bắt đầu vào lệnh. Đặt lệnh Stop-loss tại đáy gần nhất, chỉ đóng lệnh và chốt lời khi giá tăng cao và chạm vào đường xu hướng trên
- Với kênh xu hướng giảm: Khi giá chạm vào đường trendline phía trên hơn ba lần thì bắt đầu vào lệnh. Lúc này ta sẽ đặt lệnh Stop-loss tại đỉnh gần nhất. Sau đó đợi khi giá đi xuống chạm vào đường xu hướng dưới ta bắt đầu đóng lệnh chốt lời
- Đối với kênh xu hướng đi ngang: Lúc này thị trường không có tín hiệu rõ ràng về việc tăng hay giảm giá. Có nghĩa là bên mua và bên bán đang đang có áp lực ngang bằng nhau. Lúc này cách giao dịch phổ biến nhất là giao dịch tại mức hỗ trợ và kháng cự.
Giao dịch phá vỡ
Một lúc nào đó, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ không thể tiếp tục làm vật cản của giá. Giá sẽ vượt qua ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất của kênh. Đồng thời nó sẽ đóng cửa mạnh mẽ ở trên hoặc dưới hai ngưỡng đó. Lúc này giá sẽ thoát ra khỏi hai đường trendline, Trend Channel sẽ bị phá vỡ.
Đây là thời điểm giá ở xu hướng cũ kết thúc để bước vào giai đoạn mới. Có thể là giai đoạn giá tích lũy, đổi chiều hoặc đi theo hướng của sự phá vỡ. Do đó các trader cần có sự chuẩn bị để đón đợt biến động giá mới.
Để giao dịch theo tín hiệu phá vỡ kết hợp với xu hướng khung thời gian lớn, đầu tiên cần xác định xu hướng chung trên khung thời gian lớn. Sau đó thực hiện như sau:
- Nếu nó thuộc xu hướng tăng ở khung thời gian nhỏ thì chỉ vào lệnh bán với tín hiệu phá vỡ kênh xu hướng giảm
- Nếu nó thuộc xu hướng giảm trên khung thời gian lớn thì chỉ vào lệnh mua với tín hiệu phá vỡ kênh xu hướng tăng.
Với cách giao dịch này các nhà đầu tư sẽ đáp ứng được việc giao dịch thuận chiều xu hướng. Đồng thời sẽ nắm bắt được cơ hội đầu tư tiềm năng khi giá phá vỡ các ngưỡng quan trọng.
Kết luận
Kênh xu hướng luôn là công cụ kỹ thuật hiệu quả để nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường. Tuy nhiên các trader cần nắm bắt được chính xác tính chất và cách vẽ của từng loại kênh. Đồng thời phải kết hợp thêm nhiều phương pháp phân tích khác để có thể đưa ra phán đoán chính xác nhất.
Phía trên chúng ta đã tìm hiểu về Trend Channel, các loại kênh, cách giao dịch hiệu quả với kênh xu hướng. Hy vọng chia sẽ trên sẽ giúp các trader hiểu hơn về công cụ kỹ thuật này. Từ đó tìm ra phương án đầu tư hợp lý, mang về lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư.