Rectangle là thuật ngữ dùng để chỉ mô hình chữ nhật. Đây là một trong những mô hình giá quan trọng, được nhiều trader áp dụng để tìm kiếm điểm vào lệnh lý tưởng.
Mô hình giá, có thể được ví như những chiếc chổi bay thần kỳ. Thông qua đó, trader – những tay phù thủy chính hiệu, có thể xâm nhập và chiếm lĩnh chiến thắng trong đầu tư tài chính. Nội dung hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu Rectangle là gì. Đây là mô hình chữ nhật – một trong những mô hình giá điển hình mà bạn sẽ gặp xuyên suốt trong quá trình trading.
Rectangle là gì?
Nội dung chính
Rectangle là mẫu mô hình giá không xa lạ. Tên gọi của nó là mô hình chữ nhật. Mô hình được tạo thành với các đợt sóng giá nằm giữa 2 đường kháng cự, hỗ trợ song song nhau. Cả 2 đường này đều nằm ngang. Như vậy, giá sẽ bị kìm hãm trong giới hạn của 2 đường này 1 thời gian dài.
Trong thời gian đó, giá sẽ liên tục check các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Và khi có sự bứt phá ở 1 trong 2 đường. Thì mô hình sẽ bị phá vỡ. Một xu hướng mới sẽ được hình thành.
Mô hình chữ nhật Rectangle là mẫu mô hình giá được trader toàn cầu ưa chuộng. Nó mang đến các dự báo khá chính xác, ổn định. Nó cũng cho các tín hiệu giao dịch khá tốt. Cho dù là giao dịch thuận xu hướng hay nghịch xu hướng, nhà đầu tư cũng có thể tìm thấy được các tín hiệu từ nó.
Đặc điểm của Rectangle là gì?
Hiểu được khái niệm Rectangle, nhà đầu tư cũng cần biết các đặc trưng của nó. Vì chỉ khi nào nắm được đặc điểm, thì bạn mới có thể nhận diện và giao dịch với nó được.
Mô hình chữ nhật với các đường giá di chuyển liên tục nhưng không vượt ngưỡng. Dù là ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự. Mức giá chỉ chạm ngưỡng và lại bật lại. Có nghĩa là, giá sẽ bị nhốt giữa 2 đường này.
Mô hình được tạo thành bởi 2 đường thẳng nằm ngang song song nhau. 2 đường này sẽ “giam cầm” 1 vùng giá cụ thể vào trong đó. Và theo lẽ tất nhiên, giá bị mắc kẹt sẽ có xu hướng bật lên xuống để tìm điểm thoát ra.
Và so với các mô hình giá khác, đường kháng cự và hỗ trợ sẽ dốc lên hoặc dốc xuống. Ở đây, mô hình nằm ngang. Hoặc nó cũng có thể dốc nhẹ với biên độ rất thấp. Và để nhận diện được mô hình, cần có các yếu tố sau đây:
- Đường hỗ trợ nằm ngang
- Đường kháng cự nằm ngang
- Những đỉnh và đáy giá đi loanh quanh giữa 2 đường này.
- Trước đó là một xu hướng tăng dài hoặc giảm dài.
Diễn biến tâm lý của mô hình Rectangle chữ nhật
Đây chính là dấu hiệu đại diện cho sự củng cố và nghỉ ngơi sau 1 thời gian dài. Trước đó, thị trường có thể đang trong giai đoạn tăng giá hoặc giảm giá kéo dài nhiều tháng.
Động lực của bên mua và bên bán trong lúc này đang ở thế cân bằng. Cả 2 bên giằng co nhau. Bên nào cũng mong muốn có thể áp đảo đối phương. Tuy nhiên, sức đẩy không đủ lực để có thể phá vỡ ngưỡng hỗ trợ hay ngưỡng kháng cự.
Và như vậy, mức giá sẽ chạm vào đường hỗ trợ và kháng cự nhiều lần. Khi giá bứt phá ở 1 trong 2 đường, giá sẽ di chuyển theo hướng nó đã phá vỡ đó. Và lúc này, mô hình mới thực sự được hoàn thiện.
Trong một số trường hợp, giá sau khi break out sẽ tiến hành retest ở ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự. Do đó, để tìm kiếm sự an toàn thì trader cũng nên chờ thời điểm phù hợp để vào lệnh. Trong mọi trường hợp, bạn cần chắc chắn rằng mô hình đã thực sự được hoàn thiện.
Nhìn theo một cách nghĩ khác, bạn có thể cho rằng lúc này thị trường đang sideway. Tuy nhiên, đây là nhìn ở tổng thể mô hình. còn trên thực tế, nó vẫn diễn ra các nhịp tăng giảm giá rất đều đặn. Do đó, cũng nên cẩn trọng để tránh các sai lầm giao dịch không đáng có.
Có những mô hình chữ nhật nào?
Như đã nói ở phần khái niệm và đặc điểm, sẽ có 2 xu hướng phá vỡ giá. Khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, chúng ta có mô hình xu hướng giảm. Và ngược lại, giá phá vỡ ngưỡng kháng cự, đồ thị giá đi lên. Mô hình sẽ đi theo xu hướng tăng.
Như vậy, Rectangle sẽ có 2 loại: Chữ nhật tăng và chữ nhật giảm. Mỗi loại sẽ có đặc trưng riêng:
Mô hình chữ nhật tăng giá
Mô hình Rectangle tăng giá sẽ xuất hiện sau 1 xu hướng tăng. Trình tự như sau: Trước đó thị trường đang ở một xu hướng tăng giá dài hạn. Sau đó, bên mua và bên bán giẳng co nhau, tạo nên sóng giá hình chữ nhật. Sau đó, giá bứt phá ngưỡng kháng cự. Giai đoạn giằng co này thường kéo dài trong 1 – 2 tuần.
Theo thực tế, nếu mô hình chữ nhật càng tích lũy lâu, sau khi giá bứt phá thì càng tăng mạnh mẽ. Và cũng từ thực tế lịch sử xuất hiện mô hình, các nhà đầu tư đã khám phá ra một sự thật thú vị.
Đó chính là nếu thị trường ở xu hướng tăng và xuất hiện Rectangle, thì 68% khả năng nó sẽ bứt phá kháng cự theo hướng đi lên. Còn lại 32% sẽ đảo chiều đi xuống.
Có nghĩa là, trong một số trường hợp vẫn có ngoại lệ. Tỷ lệ này là khoảng ⅓. Do đó, khi tiếp cận mô hình chữ nhật trong xu hướng tăng, trader cần tuyệt đối cẩn thận. Nếu vội vàng vào lệnh mà không nắm được tín hiệu chính xác sẽ rất nguy hiểm.
Mô hình chữ nhật giảm giá
Mô hình Rectangle giảm giá sẽ ngược với mô hình chữ nhật tăng giá. Tức là mô hình này sẽ hình thành trong 1 giai đoạn giảm giá dài. Khi thị trường giảm sâu đến vùng quá bán, các nhà đầu tư phe mua sẽ bắt đầu tạo áp lực để đẩy giá đi lên.
Khi nó, mô hình chữ nhật sẽ là sự chống lại phiên giảm giá này. Mức giá sẽ diễn tiến theo đúng kịch bản, chuyển sang đi ngang. Và đây chính là sự lấy đà cho 1 xu hướng giảm sâu tiếp theo của thị trường.
Giai đoạn hình thành mô hình giá chữ nhật, trader nên quan sát hơn là vào lệnh. Mua hay bán trong giai đoạn này đều có thể là sự mạo hiểm. Vẫn có những cú hích giá nên các trader lướt sóng vẫn có thể tận dụng cơ hội. Nhưng các cơ hội này là không nhiều.
Đặc điểm của mô hình chữ nhật giảm giá là giá thường retest. Có nghĩa là sau khi vượt ngưỡng hỗ trợ, nó sẽ retest lại đường trendline này. Tối thiểu là 1 lần, thông thường là khoảng 2 lần. Sau đó, giá mới bắt đầu di chuyển xuống với biên độ mạnh mẽ.
Và theo nhận định, thì khi thị trường trong xu hướng giảm, mô hình chữ nhật sẽ cho khả năng bứt phá giá hỗ trợ đi xuống 50%. Phần 1 nửa còn lại, chính là giá sẽ bứt phá kháng cự và đi xuống. Do đó, trader cũng nên cẩn thận với kiểu mô hình này.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình Rectangle
Trong cả 2 kiểu mô hình, giá sau khi phá vỡ đều có xu hướng test trở lại. Cũng chính vì điều này, trader cũng sẽ có nhiều cơ hội tốt để giao dịch.
Vào lệnh ngay khi giá break out
Những trader không muốn bỏ lỡ cơ hội giao dịch thì đây là cách lý tưởng nhất. Mặc dù mức lợi nhuận không quá cao, nhưng nó vẫn hiệu quả. Với cách này, thì ngay khi giá break out khỏi hình chữ nhật là bạn tiến hành đặt lệnh:
- Nếu là mô hình Rectangle tăng giá, đặt lệnh Buy tại điểm giá phá vỡ.
- Nếu mô hình Rectangle giảm giá, đặt lệnh Sell tại điểm giá phá vỡ
Lưu ý hãy đặt điểm cắt lỗ ở phía trên hoặc phía dưới đỉnh hoặc đáy cao nhất của mô hình vài pip. Tối đa chỉ nên 10 pip. Trong trường hợp thị trường có biến động quay đầu thì bạn vẫn kiểm soát được thua lỗ.
Vào lệnh sau khi giá tiến hành retest
Trong đại đa số trường hợp, giá sẽ retest rồi mới tiến hành đi theo xu hướng chính. Và đợi giá test lại lần nữa xong rồi mới giao dịch cũng là cách hay. Đây là cách mà rất nhiều trader sử dụng. Đặc biệt, nếu bạn mong muốn có chiến lược giao dịch an toàn nhất.
Với cách này, lệnh Buy hoặc Sale cũng sẽ được đặt ở vị trí mà giá retest. Mặc dù hiệu quả, nhưng nó vẫn có nhược điểm. Vì trong các trường hợp giá đi luôn mà không retest, coi như bạn mất cơ hội.
Thế nhưng, nếu bạn là một nhà đầu tư mới, thì an toàn nhất vẫn là giao dịch với cách thứ 2 này. Có thể bạn sẽ bỏ qua một số cơ hội ngon ăn. Tuy nhiên mọi thứ không nên vội vàng. Hãy kiên nhẫn thực hành giao dịch cho đến khi bạn có đủ sự tinh tế và nhạy bén nhất.
Và nên nhớ trong mọi trường hợp, hãy đặt điểm chốt lời và điểm cắt lỗ tương ứng. Chiến lược giao dịch thông minh không thể bỏ qua các nhân tố quan trọng này.
- Lệnh Buy: Cắt lỗ dưới ngưỡng kháng cự vài pip. Chốt lời ở điểm mà khoảng cách của nó đến điểm phá vỡ tối thiểu bằng độ rộng hình chữ nhật.
- Lệnh Sell: Cắt lỗ trên ngưỡng hỗ trợ vài pip. Chốt lời đặc tương tự như ở lệnh buy, ở hướng ngược lại.
Kết hợp Rectangle với các công cụ phân tích kỹ thuật khác
Khi giao dịch cùng mô hình chữ nhật, đầu tiên trader phải xác định được xu hướng trước đó. Bỏ qua dữ kiện này sẽ khiến bạn khó đưa ra được các nhận định thay đổi giá hơn.
Đồng thời, mặc dù mô hình chữ nhật được xem là mẫu hình giá đáng tin cậy, nhưng vẫn có sai số. Và chỉ cần 1 lần sai sót thì bạn có thể sẽ phải đánh đổi nhiều thứ. Do đó, tốt nhất để có tín hiệu chuẩn, hãy kết hợp thêm nhiều công cụ khác.
Đường RSI, đường MACD, hoặc các mô hình nến đảo chiều. Đây đều là những công cụ hữu ích để hỗ trợ trading.
Đồng thời, nhiều trader mới cũng dễ nhầm lẫn Rectangle với mô hình vai đầu vai. Chính vì vậy, hãy thực hành nhận diện mô hình liên tục.
Kết luận
Có thể thấy rằng, mô hình chữ nhật Rectangle rất dễ nhận diện. Nó cũng có giao thức đặt lệnh đơn giản. Vì vậy, đây là công cụ phân tích kỹ thuật mà các trader mới nên áp dụng.
Mặc dù đơn giản, nhưng nếu tận dụng đúng bạn sẽ có được mức lợi nhuận tốt nhất. Hãy tìm hiểu thêm về mô hình, tự thực nghiệm. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về mô hình.