Trend line là gì? Đây là đường xu hướng, là nhân tố quan trọng trong mọi quá trình phân tích kỹ thuật thị trường, giúp nhà đầu tư đưa ra được dự đoán xu hướng.
Khi trade forex hay bất cứ sản phẩm tài chính nào, dù là phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản thì nhà đầu tư cũng cần phải xác định được xu hướng tiếp theo của giá.
Và Trend line chính là một công cụ trực quan nhất để tái hiện lại sự di chuyển của giá trên thị trường. Vậy Trend line là gì, vẽ nó thế nào? Nó đóng vai trò gì trong quá trình giao dịch đầu tư forex?
Trend line là gì?
Nội dung chính
Trend line, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là đường xu hướng. Về bản chất, nó là một đường thẳng và được xác định thông qua các đỉnh giá, đáy giá.
Trong một xu hướng tăng, đường xu hướng sẽ được nối từ các đáy giá. Và nó sẽ là một đường thẳng hướng lên về bên phải.
Trong một xu hướng giảm, Trend line sẽ được xác định thông qua các điểm nối từ các đỉnh giá. Và nó sẽ là một đường thẳng dốc xuống về bên phải.
Đường xu hướng luôn được vẽ từ trái qua phải, biểu thị hướng đi của giá theo thời gian. Nó được vẽ dựa trên các biến động giá trong quá khứ. Từ đó, làm cơ sở để các nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng của giá trong tương lai.
Bên cạnh đó, đường xu hướng còn đặc biệt quan trọng với từng giao dịch. Tùy vào từng trường hợp giá tăng hay giảm, đường này sẽ đóng vai trò là đường kháng cự hoặc đường hỗ trợ. Từ đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các điểm vào lệnh tương ứng.
Đường xu hướng cho thấy gì? Thông qua đó, nhà đầu tư có thể nhận ra được các vùng áp lực mua, bán đang diễn ra thế nào, bên nào đang chiếm ưu thế. Vùng cung cầu nào sẽ là tiềm năng. Liệu với xu hướng quá khứ như thế, giá dao động như thế thì thị trường trong tương lai sẽ đi theo lịch bản nào. Và đó chính là những nhân tố cần biết trong bất cứ quá trình phân tích kỹ thuật nào.
Có những Trend line nào?
Như đã nói, Trend line trong mọi trường hợp đều là những đường thẳng. Tức là nó được nối từ các đỉnh cao nhất hay các đáy thấp nhất. Tùy vào mỗi xu hướng giá mà các đặc điểm của đường này cũng sẽ không giống nhau. Hiện nay, có 3 loại đường xu hướng chính mà bất cứ trader nào cũng cần biết:
Đường xu hướng tăng – Uptrend
Đặc điểm của đường xu hướng tăng là được vẽ trong giai đoạn thị trường tăng giá. Đặc trưng của giai đoạn này chính là mức giá mở cửa của cây nên sau sẽ luôn cao hơn mức giá đóng cửa của cây nến trước. Hay nói cách khác, các đáy giá sau sẽ cao hơn các đáy giá trường.
Đường xu hướng tăng sẽ được nối giữa ít nhất 2 đáy giá. Và khi giá bật xuống chạm vào đường này, nó sẽ bật tăng trở lại. Đường này gọi là đường hỗ trợ.
Đường xu hướng giảm – Downtrend
Đường xu hướng giảm biểu thị cho một giai đoạn giảm giá sâu của thị trường. Chính vì vậy, các đỉnh giá sau sẽ thấp hơn các đỉnh giá trước và khi nối các đỉnh này thì ta có đường thẳng dốc xuống.
Đường thẳng sẽ được nối bởi ít nhất 2 đỉnh giá. Và khi giá chạm đến ngưỡng này, sẽ bật ngược trở lại và tiếp tục giảm sâu. Chính vì vậy, đường xu hướng giảm còn được gọi là đường kháng cự.
Đường xu hướng đi ngang – Sideway
Đây là giai đoạn thị trường tạm nghỉ sau một đợt biến động giá lớn. Lúc này, cung cầu gần như có sự tương đồng nhau, không bên nào tạo được áp lực lên bên nào. Do đó, các đỉnh gần như có độ cao bằng nhau và các đáy cũng có độ cao bằng nhau.
Khi đó, đường Trend line được vẽ có thể nối các đỉnh hoặc các đáy đều là những đường thẳng nằm ngang. Trong trường hợp này, các chuyên gia phần lớn đều đưa ra lời khuyên là không nên giao dịch.
Tuy nhiên, trường hợp này cũng khá hiếm gặp. Vì thực tế, forex là thị trường luôn không ngừng biến động. Do đó, để tiến hành giao dịch, bạn nên quan tâm đến 2 đường xu hướng tăng giảm là chính.
Xác định và vẽ đường Trend line như thế nào?
Tùy vào kỹ thuật và kinh nghiệm của mỗi nhà đầu tư mà cách vẽ Trend line cũng không giống nhau. Tuy nhiên, về lý thuyết thì sẽ không quá khó để bạn có thể thực hiện được điều này.
- Đầu tiên, hãy xác định thị trường đang ở xu hướng tăng hay giảm. Điều này sẽ giúp bạn tìm kiếm các đỉnh giá hay đáy giá.
- Sau đó, tìm ra ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy.
- Với xu hướng tăng, chọn ít nhất 2 đáy, đáy sau cao hơn đáy trước và nối chúng lại với nhau.
- Vớ xu hướng giảm, chọn ít nhất 2 đỉnh, nối 2 đỉnh lại với nhau với điều kiện đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
- Với xu hướng đi ngang, có thể tùy chọn 2 đỉnh hoặc 2 đáy. Sau đó nối chúng lại với nhau là hoàn thành.
5 Lưu ý quan trọng để có thể vẽ được đường xu hướng chính xác
Về mặt kỹ thuật, thì trong bất cứ phân tích kỹ thuật nào, điều đầu tiên trader cũng cần phải vẽ được đường xu hướng. Sau đó mới tiến hành áp dụng các mô hình giá, các chỉ báo… Đó chính là quy trình phân tích kỹ thuật cơ bản và nếu đi theo con đường này, bạn cần tuân thủ trong mọi trường hợp.
Thế nhưng, vẽ đường xu hướng như thế nào sẽ có độ chính xác nhất? Điều này không phải nhà đầu tư nào cũng biết. Dưới đây là 5 lưu ý để bạn có thể tự mình thực hành vẽ đường Trend line:
Trend line luôn là đường chéo trong mọi trường hợp
Như đã nói, đường xu hướng ở giai đoạn thị trường nằm ngang sẽ không cho tín hiệu giao dịch. Do đó, chúng ta chỉ quan tâm đến đường xu hướng tăng và xu hướng giảm. Có nghĩa là, chúng ta cần hiểu được đường xu hướng trong mọi trường hợp sẽ là một đường không nằm ngang. Nó có thể là một đường chéo dốc lên hoặc dốc xuống:
- Với đường xu hướng giảm, tín hiệu mà nó đang biểu đạt là thị trường đang ở xu hướng giảm. Khi đường xu hướng này bị phá vỡ, có nhiều khả năng giá sẽ đảo chiều và thị trường chuyển từ giảm sang tăng. Còn nếu giá không thể phá được đường xu hướng thì có thể thị trường vẫn tiếp diễn giảm.
- Với đường xu hướng tăng, tín hiệu mà nó đang biểu đạt là thị trường đang ở xu hướng tăng. Và nếu đường Trend line này bị phá vỡ, thì có nhiều khả năng nó sẽ chuyển từ trạng thái tăng sang giảm. Còn nếu giá không thể phá vỡ được thì nó sẽ có khả năng tiếp diễn tăng.
Phải có 3 đỉnh hoặc 3 đáy thì mới xác nhận được xu hướng
Chúng ta chỉ cần 2 đỉnh hoặc 2 đáy thì đã có thể vẽ được đường xu hướng. Và thông thường, sẽ là 2 đỉnh cao nhất hoặc 2 đáy thấp nhất.
Thế nhưng, để có thể xác nhận được xu hướng đó thực sự có tăng hay giảm thì cần thêm tối thiểu 1 đỉnh hoặc đáy nữa. Khi đó, giá chạm kháng cự hoặc hỗ trợ và bật lại. Đó chính là tín hiệu xác nhận cho thấy thị trường đang thực sự ở giai đoạn tăng hoặc giảm. Và lúc này, mới chính là lúc mà trader có thể tin cậy vào xu hướng và đưa ra lựa chọn giao dịch.
Đường xu hướng càng dốc sẽ càng dễ bị phá vỡ
Đường xu hướng quá dốc sẽ biểu thị điều gì? Độ tin cậy của mô hình sẽ càng thấp, vì sao như vậy?
Ví dụ đường xu hướng dốc lên quá cao, cho thấy thị trường đang ở tình trạng quá mua. Mức giá lúc này có thể sẽ nhanh chóng lập đỉnh và quay đầu. Tương tự với đường xu hướng dốc xuống quá thấp. Những trường hợp như thế, chỉ cần 1 đỉnh hoặc đáy giá phá vỡ mô hình là thị trường sẽ quay đầu.
Do đó, với những đường xu hướng có độ dốc vừa phải, giá chạm nhiều lần vào đường xu hướng thì nó mới đảm bảo tín hiệu giao dịch. Và lúc này mới có thể sử dụng chúng như những đường kháng cự hoặc hỗ trợ.
Đường xu hướng cần được vẽ theo thực tế thị trường
Bạn đang mong muốn một đường xu hướng đẹp và cố gắng vẽ nó theo ý mình? Đây thực sự là một sai lầm rất lớn. Đường xu hướng chính là tái hiện lại dòng chảy thị trường. Nó là sự cụ thể hóa của các giai đoạn di chuyển của giá. Do đó, hãy vẽ nó đúng với thực tế. Khi đó, nó mới có thể mang lại cho bạn những tín hiệu giao dịch chính xác nhất.
Dùng cả râu nến để vẽ Trend line
Theo thói quen, nhiều trader cho rằng râu nến quá dài và sẽ khá bất tiện để vẽ được một đường Trend line đẹp. Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, bạn nên ưu tiên sử dụng cả râu nến. Vì tín hiệu về đường đi của giá sẽ được biểu đạt chuẩn xác hơn.
Nguyên nhân vì nếu chỉ vẽ thân nến, thì sẽ có trường hợp trader ngộ nhận các tín hiệu phá vỡ giả. Khi đó, nguy cơ vào lệnh sai là hoàn toàn có thể xảy ra.
Và một lưu ý khác, đó chính là đường xu hướng được vẽ là 1 đường thẳng, nhưng nó là biểu thị giá trị cho cả 1 vùng hoặc 1 ngưỡng. Nó bao trọn các dao động sóng giá trong một phạm vi cụ thể. Trong đó, sẽ có những đợt sóng biến động nhỏ. Do đó, hãy cẩn trọng để có được cách giao dịch tốt nhất.
Hướng dẫn giao dịch với Trend line
Đến đây, chúng ta đã hiểu được Trend line là gì, vậy thì bạn sẽ giao dịch với nó thế nào? Có 3 cách để có thể vào lệnh khi sử dụng công cụ này:
- Giao dịch thuận xu hướng. Khi điểm giá thứ 3 chạm vào đường xu hướng, hãy bắt đầu vào lệnh.
- Giao dịch theo hướng điều chỉnh xu hướng: Khi thị trường tăng hoặc giảm quá lớn thì nó cũng sẽ xu hướng đưa giá trở lại ban đầu. Tức là nó sẽ có một đợt sóng giá nhỏ hơn xu hướng chính. Giao dịch cách này khá nhiều rủi ro nên không dành cho các trader ít kinh nghiệm.
- Giao dịch khi giá bị phá vỡ: Lúc này, thị trường sẽ có cơ hội đảo chiều. Và ngay khi giá phá vỡ xu hướng, hãy vào lệnh hoặc chờ giá retest lại và tiến hành vào lệnh.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu chi tiết về Trend line cũng như các vấn đề liên quan đến nó. Có thể thấy, đây là một khái niệm đặc thù mà bất cứ nhà đầu tư forex nào cũng nên biết. Hiểu đúng, vận dụng đúng sẽ giúp bạn trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp từng ngày.