Falling Wedge là tên gọi của mô hình cái nêm giảm, được rất nhiều trader sử dụng để xác định vị thế vào lệnh, tìm kiếm cơ hội giao dịch an toàn, hiệu quả.
Các loại mô hình giá luôn là đề tài nóng hổi trên các diễn đàn trade forex. Từng loại mô hình sẽ có đặc thù riêng, cách giao dịch riêng.
Ở nội dung hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về Falling Wedge – Mô hình cái nêm giảm. Đây là một mẫu mô hình rất kinh điển mà bất cứ trader nào cũng cần lưu ý.
Định nghĩa mô hình Falling Wedge
Nội dung chính
Mô hình Falling Wedge là mô hình cái nêm giảm. Hoặc một số trader cũng gọi nó là mô hình nêm rơi. Mô hình này được phân loại vào trong nhóm biểu đồ đảo chiều tăng giá. Nó được hình thành bằng cách vẽ 2 đường xu hướng giảm dần.
Một đường xu hướng biểu thị mức giá đỉnh. Một đường xu hướng biểu thị mức giá đáy. Chúng có xu hướng hội tụ về cuối mô hình theo hướng dốc xuống.
Trong mô hình nêm giảm, độ dốc của đường xu hướng biểu thị mức giá đỉnh sẽ thấp hơn so với độ dốc của đường xu hướng biểu thị mức giá đáy. Điều này có nghĩa là mức đỉnh đang giảm nhanh hơn so với mức đáy.
Và để tạp được một mô hình nêm giảm, thì phải có ít nhất 5 lần đảo chiều. Trong đó, 2 lần cho xu hướng này, 3 lần cho xu hướng kia (tăng hoặc giảm). Đây chính là một mô hình nêm giảm hoàn hảo và là tín hiệu giao dịch tốt nhất.
Hình dạng của Falling Wedge sẽ hẹp dần về phía bên phải. Và nó giống như một cái nêm, mang ý nghĩa giá giảm dần. Đó cũng chính là nguồn gốc của tên gọi mô hình.
Mô hình nêm giảm biểu thị điều gì?
Trong mô hình nêm giảm, trader có thể dễ dàng thấy được các đường xu hướng đi xuống. Do đó, đôi khi mô hình nêm giảm sẽ được cho là biểu hiện của xu hướng giảm tiếp tục. Nó sẽ là đại diện cho một xu hướng giảm tổng thể trong 1 giai đoạn thị trường.
Xu hướng giảm này sẽ mở ra điều gì? Nó cho thấy tâm lý các nhà giao dịch đang tiếp tục bán. Trong khi đó, các nhà giao dịch mua đang duy trì đường hỗ trợ mạnh phía dưới.
Và khi giá từ chối phá vỡ mức hỗ trợ thấp hơn, thị trường có sự biến đổi. Áp lực bán sẽ giảm dần. Đường kháng cự trên bị giá phá vỡ. Lúc này, thị trường sẽ cho thấy phe mua đang tăng mạnh, đang đảo chiều thành một xu hướng tăng giá.
Như vậy, Falling Wedge không phải là đại diện chính cho xu hướng giảm giá bền vững. Ngược lại, nó chính là tín hiệu đảo chiều. Nó cho thấy tín hiệu mua mạnh và cho thấy xu hướng đảo ngược sắp diễn ra.
Mô hình nêm giảm sẽ xuất hiện sau một đáy cao nhất. Đáy này chính là sự hoảng loạn của thị trường. Nó là báo hiệu sự đảo ngược đột ngột. Do đó ngay khi đảo ngược thì khối lượng giao dịch của nó là vô cùng lớn.
Và trong quá trình hình thành mô hình, khối lượng có thể giảm. Trader dựa vào đó để đưa ra các dự đoán kịch bản tiếp theo cho thị trường.
Mô hình nêm giảm là đại diện tăng giá hay giảm giá?
Mặc dù tên gọi của nó là Falling Wedge – nêm giảm, tuy nhiên nó là xu hướng tăng. Mô hình này xuất hiện sau một xu hướng giảm giá. Nó cho chúng ta thấy được giá tăng đã mất đà. Lúc này, giá giảm tạm thời kiểm soát thị trường.
Trong quá trình hoàn thiện mô hình, giá bắt đầu tạo ra các mức thấp hơn. Và chúng được hình thành với nhịp độ điều chỉnh hợp lý.
Nhìn vào mô hình, trader có thể thấy được các nhịp điều chỉnh giá: Ban đầu là giảm. Sau đó đến nhịp tăng giá. Sau đó là nhịp giảm giá. Các nhịp tăng giảm liên tiếp nhau với đỉnh và đáy thấp dần. Cuối cùng về cuối, giá phá vỡ đường kháng cự và vọt cao lên.
Một số trader sẽ nhầm tưởng mô hình nêm giảm với kênh giá giảm truyền thống. Tuy nhiên, nêm giảm là biến thể của kênh giá giảm. Và các tín hiệu mà nó đưa ra sẽ chuẩn xác hơn nhiều so với kênh giá giảm. Vì sao như vậy?
Cả kênh giá giảm và mô hình nêm giảm Falling Wedge đều là các mô hình đảo chiều tăng. Tuy nhiên trong nêm giảm, mức giá được điều chỉnh giảm dần. Giá trong mô hình này luôn duy trì khoảng cách bằng nhau giữa mức cao và mức thấp.
Hơn nữa, nhìn vào đặc điểm mô hình, ta có thể thấy các mức dao động được ép lại về nhau. Chính vì vậy, đó là dấu hiệu của một sự điều chỉnh sâu hơn, tín hiệu đảo chiều mạnh hơn.
Những thành phần chính của mô hình cái nêm Falling Wedge
Mô hình Falling Wedge sẽ được hình thành trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng. Trong đó, có những thành phần cơ bản mà trader cần phải nắm:
- Xu hướng chính: Mô hình được hình thành ngay sau 1 xu hướng giảm trước đó. Ít nhất xu hướng giảm đã tồn tại trong 3 tháng. Như vậy, mô hình cái nêm sẽ tạo nên đáy thấp nhất của xu hướng. Và nó cũng là sự kết thúc để thị trường đảo chiều sau đó.
- Đường kháng cự trên: Đường kháng cự trên sẽ đi qua ít nhất 2 đỉnh. Lý tưởng nhất là 3 đỉnh sẽ tạo được mô hình đẹp nhất.
- Đường kháng cự dưới: Được tạo thành từ ít nhất 2 đáy. Và đáy sau sẽ thấp hơn so với đáy lưỡi.
- Sự co thắt của mô hình: Tức là áp lực dồn lại của mô hình Falling Wedge. Đường hỗ trợ và kháng cự sẽ có xu hướng hội tụ với nhau về bên phải. Mặc dù chúng cùng giảm xuống nhưng kháng cự sẽ dốc xuống nhanh hơn so với hỗ trợ. Điều này cho thấy, áp lực mua đang lớn hơn nhiều so với áp lực bán ra.
- Phá vỡ hỗ trợ: Ngay sau khi mô hình hoàn thành, thì sẽ tạo thành một xu hướng mới. Đường kháng cự trên sẽ bị phá vỡ. Ngưỡng hỗ trợ mới cũng sẽ được thiết lập từ kháng cụ bị vỡ trước đó.
- Khối lượng giao dịch: Nhân tố này rất quan trọng. Trader cần tìm hiểu và nhận định khối lượng giao dịch. Nó có thể loại trừ các mẫu hình kém tin cậy. Đồng thời, giúp giảm thiểu nguy cơ thất bại khi giao dịch cùng cái nêm giảm.
Hướng dẫn xác nhận mô hình cái nêm Falling Wedge
Bất cứ mô hình giá nào cũng không hình thành ngẫu nhiên. Và điều này cũng không ngoại lệ với Falling Wedge. Nó là đại diện cho tâm lý thị trường trong một giai đoạn dài.
Vậy, làm thế nào để có thể xác định được mô hình nêm giảm? Có thể thấy, mô hình này xuất hiện ở cuối 1 xu hướng giảm. Nó cho thấy kỳ vọng tăng giá trong tương lai. Trên thực tế, mô hình mà chúng ta thấy được chính là kết quả của việc chốt lời của người mua. Khi chốt lời xong, giá rơi xuống đáy. Lúc này, các nhà đầu tư sẽ mua lại khiến giá quay đầu tăng mạnh.
Như vậy, trader có thể thấy, cuối 1 xu hướng giảm, giá sẽ đảo chiều lên xuống liên tục. Nhiệm vụ của trader chính là tìm kiếm thời điểm các nhịp điều chỉnh này kết thúc.
Xu hướng tăng sẽ hoàn thiện và ấn định. Có nghĩa là, phải có đủ người mua để bán và có đủ người bán để mua. Một vị thế mua khác đã được thiết lập. Xu hướng tăng được thiết lập sau khi giá rơi sâu.
Hướng dẫn giao dịch hiệu quả cùng mô hình cái nêm Falling Wedge
Như đã nói ở phần nội dung trên, Falling Wedge là một mô hình mang tín hiệu đảo chiều. Tuy nhiên, trader có thể giao dịch linh hoạt với 2 cách:
- Giao dịch với tín hiệu đảo chiều
- Giao dịch như cách mà nó tiếp diễn 1 xu hướng giảm.
Cụ thể như sau:
Giao dịch với mô hình nêm giảm tiếp diễn
Trong mô hình, trader sẽ thấy giá liên tục tạo nên các mức giá mới và đỉnh mới. Và trước khi nó hoàn thành, để đạt xu hướng tăng giá mới thì nó vẫn có những đợt điều chỉnh giá. Có nghĩa là, những biến động giá nhỏ trong xu hướng tăng giá chính. Hãy quan tâm đến sự đảo chiều từ mức dao động nhỏ cuối cùng.
Mô hình nêm giảm sẽ xuất hiện sau một xu hướng giảm. Thế nhưng, có thể thấy nó vẫn đang nằm trong xu hướng tăng dài hạn. Do đó, trader hoàn toàn có thể đặt lệnh mua từ vị trí phá vỡ nêm giảm. Mức cắt lỗ sẽ được đặt ở dưới mức dao động đáy giá. Đây là cách giao dịch có thể đạt lợi nhuận lớn. Và bạn nên giữ vị thế mua cho đến khi mức giá đạt đến bất kỳ ngưỡng kháng cự nào.
Giao dịch với mô hình nêm giảm đảo chiều
Cách này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với cách giao dịch ở thị trường truyền thống. Tuy nhiên, cái khó là làm thế nào để có thể tìm được mô hình đúng nhất. Xác nhận được vị trí lý tưởng của nó mới là nhân tố quan trọng nhất.
Bạn có thể thấy, giá giảm đang mất đà để tạo cơ hội cho thị trường tăng giá mạnh. Do đó, hãy tìm mô hình sau một đợt chuyển động giá đi xuống và xác nhận nó như sau:
- Trước khi tạo thành mô hình cái nêm giảm, xu hướng giảm trở nên yếu hơn.
- Có ít nhất 3 lần chạm ngưỡng đường xu hướng.
- Mức giá chạm đến ngưỡng, và bứt phá qua đường kháng cự.
Như vậy, ngay sau khi giá phá vỡ, trader hãy vào lệnh. Mức cắt lỗ lý tưởng sẽ nằm ở dưới ngưỡng hỗ trợ và 1 số vùng đệm. Để tối ưu lợi nhuận, hãy giao dịch với khung thời gian cao hơn. H4 trở nên là lựa chọn được nhiều trader chuyên nghiệp áp dụng. Và cũng đừng quên đặt điểm chốt lời ở các ngưỡng kháng cự mạnh.
Không chỉ forex, mô hình Falling Wedge xuất hiện ở bất cứ thị trường tài chính nào. Với mô hình này, trader có thể dễ dàng tìm kiếm được các điểm vào lệnh. Và tỷ lệ R:R được đánh giá khá cao.
Tuy nhiên, trước khi mở một giao dịch, trader hãy xác nhận mô hình bằng cách kết hợp với một chỉ báo khác. Đồng thời, nếu giao dịch trong khung thời gian nhỏ thì mô hình sẽ khó chính xác. Hoặc với trader mới, có thể sẽ khó nhận diện được chúng trên đồ thị giao dịch.
Kết luận
Trong điều kiện thị trường hoàn hảo, rất khó để có thể tìm ra được mô hình nêm giảm Falling Wedge. Tuy nhiên, nếu đã xác nhận được mô hình, thì nó sẽ là bàn đạp để trader tìm kiếm lợi nhuận.
Mô hình Falling Wedge là một dấu hiệu tuyệt vời để nhận diện sự đảo chiều xu hướng. Chúc trader sẽ có được những lợi thế tốt nhất khi giao dịch cùng mô hình này. Và nội dung về mô hình nêm tăng cũng đã được cập nhật. Các bạn hãy theo dõi để thêm kiến thức hỗ trợ công cuộc đầu tư của mình.